Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là kỹ thuật được các cầu thủ sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất trong trận đấu. Đá bóng bằng lòng bàn chân là một trong những kỹ thuật đầu tiên cần luyện tập trong các buổi luyện tập của cầu thủ. Kỹ thuật này sẽ được áp dụng để đá bóng ở phạm vi gần và đá những quả phạt đền đòi hỏi người chơi đảm bảo được độ chính xác cao. Khi luyện tập kỹ thuật này phải nắm vững nguyên lý và tập luyện thường xuyên. Vậy thì nguyên lý kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là gì? Và vận dụng kỹ thuật này trong các trường hợp khác nhau sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích và hướng dẫn chi tiết cho bạn nhé.
Giới thiệu chung kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân
Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân dùng để chuyền bóng ở các cự ly trung bình và ngắn (cự ly ngắn 5-15m, trung bình 15-25m). Và đá các quả phạt đền. Đây là một kỹ thuật phản xoáy. Vì thế thường dùng để kết thúc cầu môn từ những quả tạt.
Thuận lợi khi luyện tập kỹ thuật này là: Diện tiếp xúc giữa chân và bóng tương đối lớn. Nên đá bóng đi thẳng và chính xác, động tác dể học dễ sử dụng. Tuy nhiên, do kết cấu động tác lúc chân đá bóng đánh ra trước tới một mức độ hợp lý nhất định. Thì đầu gối và mũi bàn chân phải xoay ra phía ngoài cơ thể. Làm cho sự đánh chân đá bóng bị hạn chế. Do đó bóng đá đi không căng và không xa. Nhược điểm lớn nhất là dễ bị đối thủ phán đoán được hướng đi của bóng.
Nguyên lý kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân
Chạy đà
Chạy đà thực hiện như sau: Đầu tiên chạy thẳng hướng định đá. Sau đó chạy nhanh dần lên. Bước cuối cùng là chạy dài để giảm quán tính khi chạy đà. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vung chân lăng và các động tác thực hiện kế tiếp.
Đặt chân trụ
Đặt chân trụ bắt đầu từ gót chuyển qua cả bàn. Mũi chân trụ đặt thẳng hướng định đá bóng, đặt trong khoảng mép trước và mép sau của bóng, cách hông bóng khoảng 10-15cm. Đầu gối chân trụ hơi khuỵu, trọng tâm rơi về phía chân trụ, tay cùng phía chân trụ nâng lên và đưa ngang để giữ thăng bằng. Trong khi mắt nhìn vào bóng.
Vung chân lăng
Khi chân trụ đặt xuống đất thì chân đá tiếp tục lăng về sau. Đùi duỗi, cẳng chân co để tạo lực, khi đưa về trước gần tiếp xúc với bóng thì đầu gối và bàn chân xoay ra ngoài tới khi sắp chạm bóng thì bàn chân đá xoay ngang 90 độ. Gan bàn chân nằm trên mặt phẳng của mặt đất, mũi chân hơi cong lên, cổ chân phải lên gân cứng cố định. Tốc độ chuyển động của bàn chân khi vung về trước tăng dần.
Có 2 cách vung chân: Cách vung chân bằng cách bộc phát. Đùi kéo cẳng chân và sau khi tiếp xúc bóng thì di chuyển tiếp về phía trước. Loại này thời gian tiếp xúc bóng dài, cự ly của vung chân lớn. Nên bóng bay đi nhanh. Ngược lại, nếu bóng chỉ bay đi hoàn toàn vào sự vung của cẳng chân. Dung lực bộc phát đá vào bóng rồi dừng lại không đá tiếp ra trước. Thì thời gian tiếp xúc bóng ngắn nên lực tác động tương đối bé và bóng đi không mạnh.
Tiếp xúc
Diện tiếp xúc bóng của bàn chân là tam giác phía trong của bàn chân (xương cùng ngón cái, mắt cá trong và gót). Bàn chân hướng thẳng về mục tiêu định đá bóng tới. Để cho lòng bàn chân tiếp xúc đúng tâm sau của quả bóng. Như vậy lực sẽ đi qua tâm của bóng làm cho bóng đi thẳng và mạnh. Nếu muốn cho bóng đi bổng thì thân người ngả về phía sau chân đá tiếp xúc vào phần giữa dưới của bóng, làm lực tác động theo chiều từ dưới lên trên làm cho bóng bay bổng.
Kết thúc
Theo quán tính của chân đá, sau khi tiếp xúc bóng, chân đá tiếp tục đưa về phía trước để phát huy hết lực. Khi bóng rời chân, động tác chân vẫn còn vung về trước và lên cao một chút. Sau đó cầu thủ xoay cổ chân và đùi trở về tư thế bình thường. Sau đó hạ xuống, bước thêm một hai bước. Để giảm quán tính chạy đà rồi dừng lại.
Các kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân
Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân khi bóng nằm tại chỗ
Đá bóng nằm tại chỗ sẽ thực hiện với 5 giai đoạn theo nguyên lý kỹ thuật cơ bản: Đầu tiên chạy đà thẳng với hướng bòng nằm tại chỗ. Sau đó đặt chân trụ để vung chân lăng sút vào trái bóng là kết thúc trong luyện tập đá bóng nằm tại chỗ.
Đá bóng lăn sệt
Đá bóng với hướng lăn từ phía trước tới: Đầu tiên bạn cần phán đoán thời điểm vung chân và vị trí bóng sẽ lăn tới. Để tiếp xúc bóng được chính xác nhất. Đá bóng đang lăn về phía trước: Chân trụ của cầu thủ đặt trước về phía trước quả bóng. Với trường hợp bóng lăn từ các hướng bên tới thì đặt chân trụ hơi xa về phía bên bóng lăn tới.
Đá bóng hơi nảy lên
Cầu thủ sút bóng cần căn khi quả bóng rơi từ trên cao xuống. Vừa nảy từ mặt đất lên, không giữa bóng mà sút bóng luôn. Đầu tiên, chúng ta cần phán đoán tốc độ bay và điểm sẽ rơi của quả bóng. Từ đó nhanh chóng di chuyển chọn vị trí đặt chân trụ và sút bóng.
Tin tức liên quan
Cách giảm chấn thương cổ tay khi chơi bóng chuyền
Những lưu ý trong thực đơn trước trận đấu của các cầu thủ
Những thực phẩm cầu thủ nên tránh bổ sung trước mỗi trận đấu để bảo vệ sức khỏe