Chơi thể thao là một cách để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả nhất. Chơi thể thao giúp tăng sức bền của cơ thể và nâng cao sức đề kháng của bản thân. Nhưng chơi thể thao phải đúng cách không sẽ gây chấn thương không đáng có và tổn hại đến sức khỏe của người chơi. Bài viết hôm nay, chúng tôi chia sẻ đến các bạn các cách chăm sóc sức khỏe người chơi bóng. Những chấn thương thường xuyên gặp phải khi chơi bóng chuyền. Và hướng dẫn các cách chơi bóng chuyền không bị đau tay. Đây là những kiến thức cơ bản nhất khi chơi bóng chuyền mà nhất định ai đam mê bộ môn này cũng cần phải biết.
Giới thiệu về môn thể thao bóng chuyền
Bóng chuyền là một môn thể thao đòi hỏi tính tập thể và sự phối hợp hài hòa, nhịp nhàng. Chỉ một lỗi nhỏ cũng khiến đội hình rối loạn khiến các vận động viên gặp chấn thương. Hoặc cũng có thể do cách khởi động, luyện tập sai quy cách. Để bảo vệ sức khỏe được tốt, bạn nên áp dụng cách đánh bóng chuyền hiệu quả khi thi đấu. Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách đánh bóng chuyền không bị đau tay. Cũng như cách thi đấu để hạn chế chấn thương.
Thiếu kỹ năng đánh bóng chuyền hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến các chấn thương trên sân đấu. Mỗi vận động viên bóng chuyền luôn được trau dồi về những cách đánh để hạn chế chấn thương. Tuy nhiên không phải bao giờ họ cũng thành công. Để thực hiện cách đánh bóng chuyền không bị đau tay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền.
Những chấn thương khi chơi bóng
Bóng chuyền là môn thể thao sử dụng rất nhiều lực ở cổ tay. Mỗi lần đỡ và đánh bóng, bóng sẽ tiếp xúc với cổ và má tay một lực rất mạnh. Với những người mới chơi ban đầu, nếu đánh không đúng cách thì tay sẽ bị tổn thương.
Chấn thương tay
Ở những vùng bóng chạm sẽ xuất hiện vết bầm tím, tay hoạt động khó khăn trong nhiều ngày. Vậy nên các động viên thường phải học cách đánh bóng chuyền không bị đau tay. Họ phải bảo vệ tốt đôi tay của mình vì đây chính là vũ khí để tấn công trong trận đấu.
Chấn thương vai
Trong một trận bóng chuyền, nhịp thi đấu rất nhanh và gấp gáp. Điều này đòi hỏi các vận động viên phải có óc quan sát và vận dụng linh hoạt cả cơ thể. Có những trường hợp đỡ bóng buộc các vận động viên phải xoay người, vận động vai. Nếu hoạt động quá mạnh và gấp, vai của họ có thể bị lệch.
Chấn thương chân khi chơi bóng chuyền
Đây cũng là một loại chấn thương mà các vận động viên thường hay gặp, Họ thường phải nhảy cao để đỡ và đánh bóng. Vậy nên trong những lần tiếp đất, chân họ dễ bị trẹo hay trật khớp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi đấu của họ sau này.
Hướng dẫn bạn cách chơi bóng chuyền không đau tay
Bóng chuyền là một trong những môn thể thao phổ biến nhất hiện nay, được giới trẻ ngày càng yêu thích vì vận động đúng cách theo cách chơi môn thể thao này sẽ cải thiện chiều cao hiệu quả, nhất là với những bạn trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển chiều cao. Tương tự với những môn thể thao khác, trước khi có thể thực hiện những cú đập bóng đẹp bạn cần phải trải qua quá trình tập luyện kiên trì, mà quan trọng nhất với môn thể thao này đó chính là cách đánh bóng chuyền đúng cách, đúng các kỹ thuật cơ bản
Kỹ thuật đánh bóng chuyền bên cạnh việc giúp cho người chơi hạn chế các tổn thương đến tay hay những bộ phận khác trên cơ thể trong quá trình chơi, chơi bóng đúng kỹ thuật sẽ giúp người chơi tạo phản xạ một cách tự nhiên nhất sau một thời gian tập luyện.
Bóng chuyền là môn thể thao dễ gặp chấn thương nếu bạn không biết một cách đánh bóng chuyền hay. Việc biết cách đánh bóng chuyền không bị đau tay là điều cần ở một vận động viên chuyên nghiệp. Ngay cả những tay chơi nghiệp dư cũng nên tìm hiểu cách đánh bóng chuyền hiệu quả. Dưới đây sẽ là những cách đánh hay dành cho bạn.
Hãy nắm bắt được kiến thức chơi bóng cơ bản
Những kỹ năng cơ bản chính là nền tảng phát triển trong môn chóng chuyền. Để biết cánh đánh bóng chuyền không bị đau tay, các kỹ năng cơ bản là rất quan trọng. Cũng giống như trước khi chạy cần phải khởi động, bóng chuyền cũng vậy.
Những động tác cơ bản giúp cơ thể dần quen với các hoạt động. Cổ tay, cổ chân và vai được hoạt động linh hoạt, quen với những cú xoáy người, đánh bóng. Điều này giúp vận động viên tránh được tối đa các chấn thương nghiêm trọng. Một số kỹ thuật cơ bản như phát bóng, đệm bóng, búng bóng, đỡ bóng, thủ bóng, chuyền bóng,… Đây đều là những kỹ thuật bạn nên thường xuyên thực hiện và luyện tập trước khi thi đấu.
Hãy tận dụng những dụng cụ bảo vệ
Các vận động viên khi thi đấu thường đeo các băng bảo vệ. Đặc điểm của chúng là rất nhẹ nhưng lại làm giảm lực tác động đáng kể từ bóng. Nhờ vậy, khi bị bóng chạm mạnh, các vận động viên giảm tối đa được lực tác dụng của bóng. Điều này giúp họ tránh khỏi những chấn thương không mong muốn.
Hãy dùng dụng cụ băng cổ tay, khuỷu tay
Đây cũng là một cách chơi bóng chuyền không bị đau tay khá phổ biến. Các băng tay rất nhẹ, độ đàn hồi và độ bền rất cao. Chúng làm hạn chế những cơn đau và tình trạng giãn cơ cho các vận động viên.
Việc áp dụng những cách chơi bóng chuyền hay sẽ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe của mình. Đối với các vận động viên, chấn thương chính là điều tồi tệ nhất sau mỗi trận đấu. Vì vậy họ thường phải học cách chơi bóng chuyền không bị đau tay để bảo vệ tốt sức khỏe bản thân. Và ngay cả những người nghiệp dư cũng nên chú ý để bản thân không phải gặp những tổn thương không đáng.
Hãy nắm bắt kỹ thuật phát bóng đúng
Cách đánh bóng chuyền đúng cách khi phát bóng sẽ giúp người chơi không cảm thấy bị đau tay, đặc biệt sau thời gian luyện tập bạn còn có thể kiểm soát được tốc độ và hướng đi của bóng một cách chuẩn xác. Kỹ thuật phát bóng gồm phát bóng tay thấp và phát bóng tay cao:
Với cách đánh bóng chuyền thấp tay thì yêu cầu chân trái bước lên phía trước, mũi chân hướng về lưới và chân phải ở phía sau giữ khoảng cách 1 bàn chân so với chân trái, giang rộng bằng vai. Tư thế đứng đúng là đầu gối hơi khuỵu, thân hơi cúi về phía trước, toàn bộ trọng tâm được dồn lên chân phải. Tay trái đỡ bóng hạ thấp bóng ngang eo, tay phải cũng thấp theo sau đó từ từ tung bóng lên cao, tay phải đánh bóng và thân rướn theo bóng để tạo lực đánh mạnh hơn.
Cách phát bóng tay cao yêu cầu tư thế đứng hai chân hơi khuỵu, dùng tay trái cầm bóng trước mặt sau đó hơi hạ tay xuống và tung bóng lên cao, tay phải đánh bóng sau cho bóng đi thẳng nhưng hơi chếch lên và vượt qua lưới nhưng vẫn trong phạm vi sân đối diện.
Cách đỡ bóng để không đau tay
Khi học đánh bóng chuyền, tư thế đỡ bóng cũng là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất, cách đánh bóng chuyền đúng cách khi phải đỡ bóng đó là chuyền bóng tay cao hay còn gọi là búng bóng và chuyền tay thấp hay còn gọi là đệm bóng chuyền
Cách đánh bóng chuyền không bị đau tay khi phải búng bóng đó là cần xác định hướng bóng đang di chuyển, khi chạm bóng phải chạm bằng cách đầu ngón tay, thân ngửa về phía sau và để hai ngón tay cái cách mặt khoảng 1 gang tay, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và thân khi chạm bóng, nương theo lực bóng di chuyển và đỡ bóng bằng toàn bộ 10 ngón tay, sử dụng ngón cái để điều chỉnh hướng bóng khi thực hiện các động tác tấn công khác.
Đệm bóng được thực hiện khi phải đỡ những đường bóng nhanh, mạnh và thấp khi bị tấn công, những đường bóng này có thể kiểm soát đường đi của bóng trong phạm vi rộng và người chơi có thể thực hiện đệm bóng với hai tay hoặc 1 tay, hoặc sử dụng thân để đỡ bóng trong những tình huống gấp gáp. Để học kỹ năng này đòi hỏi luyện tập nhiều và liên tục nhằm giúp người chơi có thể kiểm soát tốt nhất đường đi, tốc độ và điểm rơi, mặc dù kỹ thuật này khó kiểm soát nhưng có thể phối hợp để tạo thành những động tác cứu bóng cần thiết nhất.
Tin tức liên quan
Cách giảm chấn thương cổ tay khi chơi bóng chuyền
Những lưu ý trong thực đơn trước trận đấu của các cầu thủ
Những thực phẩm cầu thủ nên tránh bổ sung trước mỗi trận đấu để bảo vệ sức khỏe