24 Tháng Ba, 2025

Bóng Đá Hot

Tin tức bóng đá online, bóng đá 24h, được cập nhật 24/7

Chia sẽ của bác sĩ về cách chữa trị chấn thương khi chơi bóng

Chia sẽ của bác sĩ về cách chữa trị chấn thương khi chơi bóng

Chấn thương, điều không thể tránh khỏi đối với các cầu thủ bóng đá. Tùy theo từng va chạm mà mức độ thương tổn khác nhau. Tuy nhiên các chấn thương đều có gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp của cầu thủ. Cần có các giải pháp chữa trị chấn thương tốt nhất. Theo nghiên cứu. Có hơn 80% chấn thương của các cầu thủ .Chủ yếu tập trung ở phần chi dưới gồm đùi, cơ bắp, khớp cổ chân, khớp gối… Nếu biết sơ cứu đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục.

Theo Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, phòng Khoa học Y học thể thao, Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia, Giám đốc Trung tâm Y học thể thao Starsmec. Ông cho biết bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp. Luôn luôn phải hoạt động thể lực với cường độ và tần suất cao. Cũng như thay đổi liên tục, không theo chu kỳ và thời gian vận động cũng kéo dài. Đặc điểm này dễ  khiến các cầu thủ và  những người chơi bóng có thể bị chấn thương. Có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí, cơ quan nào trên cơ thể.

Nhận định về chấn thương

Chữa trị chấn thương

Cầu thủ bóng đá chủ yếu chơi bằng chân. Nên hơn 80% các chấn thương đều nằm vị trí phần chi dưới. Trong đó, tổn thương do quá tải vận động 9-35%. Chấn thương khớp cổ chân 17-19%; khớp gối 15-16%. Chấn thương cơ đùi và cơ bắp chân thường gặp nhất. Chỉ chiếm khoảng 24-26%, như bị đụng dập, đứt, rách cơ…

Bác sĩ Trọng Thủy cho biết cách xử trí ban đầu rất quan trọng. Nhằm giảm triệu chứng, giúp ổn định, góp phần làm tổn thương lành nhanh và tốt nhất.Nếu Xử lý ban đầu tốt quá trình hồi phục cũng được thúc đẩy nhanh hơn. Các di chứng cũng không gặp phải.

Xử lý chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm chiếm 80% thương tích trong thể thao. Thường gặp là bị thương gân, cơ và dây chằng ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể do va chạm trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức, vặn xoắn, co rút đột ngột. Tuy theo nhiều mức độ khác nhau gây giãn, rách, đứt, đụng dập…

Dấu hiệu nhận biết chấn thương phần mềm

Chấn thương phần mềm được phân loại từ độ 1 đến độ 3. Mức độ một có cảm giác đau thoáng qua. Không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt bình thường.Tại vùng bị thương chưa quá sưng, bầm hoặc chỉ đau. Vào những lúc vận động nặng, chịu lực lớn. Thì số lượng bó sợi bị rách khoảng 25%. Thương tích này có thể tự khỏi sau 1-2 tuần.

Tổn thương mức độ hai gây sưng bầm tụ máu tại chỗ,đau nhiều, giới hạn một phần vận động của cơ, mất vững một phần của khớp. Dây chằng bị rách từ 25% đến 75% số sợi.

Mức độ ba, các dấu hiệu của độ hai tăng lên nhiều. Có thể cảm thấy khi sờ dưới da, khớp sưng nhiều, mất vững. Và có thể bị bán trật hoặc trật khớp hoàn toàn.  Nghiêm trọng khi đứt hoàn toàn số sợi gân – cơ hay dây chằng.

Cách chữa trị chấn thương phần mềm

Xử trí: Áp dụng theo công thức R.I.C.E. Tùy theo từng mức độ. Với chấn thương ở mức độ hai và ba. Các chấn thương cấp độ này có thể áp dụng R.I.C.E để giảm đau. Sau đó bệnh nhân phải được khám và điều trị chuyên khoa. Và hồi phục dưới sự theo dõi, chăm sóc của bác sĩ.

Phác đồ R.I.C.E trong thể thao sử dụng chữa trị chấn thương phần mềm

R (rest), nghĩa là nghỉ ngơi. Người chơi hoặc vận động viên ngừng lập tức việc tập luyện, thi đấu, có thể bất động tạm thời chi bị chấn thương từ 24 đến 72 giờ bằng nẹp.Việc cố định vết thương bằng nẹp rất quan trọng. Tránh vết thương xê dịnh hay gây tổn hại đến vùng khác. Ngoài ra còn cố định cho các tế bào nhanh kết nối. Hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục.

I (ice), tức chườm lạnh. Có thể chườm mát để giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm. Không nên chườm quá lạnh và quá lâu có thể gây bỏng lạnh và thiểu dưỡng vùng bị tổn thương, có thể phối hợp với băng ép. Thực hiện chườm lạnh trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương, mỗi lần chườm lạnh kéo dài trong 15-30 phút, sau đó nghỉ khoảng 1-2 tiếng tùy vị trí, mức độ tổn thương, thể trạng và cơ địa, nhiệt độ chườm tốt nhất từ 6 đến 12 độ C.

phác đồ điều trị R.I.C.E cho các cầu thủ

C (compression), băng ép, người xử trí quấn băng đè lên vùng bị thương để giúp cầm máu tốt hơn, giảm phù nề và tràn dịch. Băng đúng cách là quấn từ dưới vùng bị thương 10-12 cm, qua vùng bị thương lên đến 15-20 cm, băng diện tích rộng, lực quấn băng vừa phải, không nên quấn quá chặt sẽ dẫn đến như chèn ép mạch máu, không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho vùng bị thương, thỉnh thoảng phải nới lỏng hoặc tháo băng.

E (elevation), treo cao tay hoặc kê cao chân bị thương. Cách này giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm, đặc biệt đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10-15 cm so với tầm tim, trong 24-72 giờ đầu.

Lưu ý về chữa trị chấn thương phần mềm

Lưu ý: Trong 48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương tăng lên, chảy máu và sưng nề nhiều hơn, tăng viêm và kéo dài, làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Đối với dây chằng, xoa bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi thay thế cho các sợi collagen dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn thương lại.

Có thể uống thuốc giảm đau thông thường để đỡ đau. Nếu sau 24-72 giờ tổn thương không giảm nhiều, tổn thương ban đầu trầm trọng hơn, bệnh nhân phải đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao để kiểm tra.

Chữa trị chấn thương khớp

Khi bị chấn thương, hai mặt khớp bị xê dịch ra khỏi vị trí bình thường. Chấn thương tạo thành do lực tác động lớn làm đứt, rách bao khớp, dây chằng quanh khớp và có thể tổn thương sụn khớp.

chấn thương xương khớp

Dấu hiệu nhận biết chấn thương

Chấn thương khớp khiến người chơi bị đau dữ dội, nghe tiếng “bực” hay “rắc”, khớp mất khả năng vận động, biến dạng, có thể sưng bầm quanh khớp với nhiều mức độ khác nhau.

cách xử lý chấn thương

Xử trí:Băng bất động khớp ở nguyên tư thế bị trật với nẹp và băng thun. Người chơi có thể chườm mát để giảm đau, sau đó nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Không tự ý kéo nắn khi chưa nắm rõ phương pháp hoặc xoa bóp dầu nóng vì có thể làm tụ máu nhiều trong bao khớp, gây cứng khớp hoặc lỏng khớp hoặc có thể làm gãy đầu xương khi kéo nắn.

Chữa trị chấn thương xương

Có thể bị gãy xương do lực mạnh, đột ngột hoặc lực lặp lại nhiều lần dẫn đến gãy xương từ từ, lâu ngày.

Dấu hiệu nhận biết chấn thương

Khi bị gãy xương đột ngột, người chơi bị đau, sưng bầm, giảm cơ năng vùng bị chấn thương. Biến dạng vùng bị gãy, đau chói và sờ cảm thấy lạo xao.Chi bị chấn thương cử động bất thường.

Gãy xương do mệt diễn ra từ từ và ít gây chú ý hơn. Thường có biểu hiện đau và sưng vùng xương chịu lực. Ví dụ ở bàn chân, xương gót, cổ xương đùi, cột sống… Sau khi tập luyện nặng, có thể dẫn tới mất khả năng vận động chi đó. Các chấn thương này cần được chửa trị cẩn thận, kịp thời và nhanh chóng.

Cách xử lý chấn thương

Xử trí: Sau khi bị chấn thương, vận động viên hoặc người chơi cần được giữ cố định tại chỗ. Tránh vận chuyển ngay vì có thể gây sốc chấn thương. Để sơ cứu, cắt bỏ trang phục quanh vùng bị thương và làm nẹp cố định xương gãy. Có thể chườm mát quanh vùng xương gãy để giảm đau, sưng. Không được bó, đắp thuốc vào vùng bị thương vì dễ khiến xương không lành, nhiễm trùng, viêm xương.

Để xương nhanh lành hơn. Cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất. Có thể bằng thực phẩm hoặc bằng thuốc. Việc bổ sung dưỡng chất là gia tăng sức mạnh hồi phục cho vết thương của cầu thủ. Tuyệt đối không tác động, Di chuyển vùng bị thương.