Chấn thương trên sân cỏ những chấn thương bạn hay gặp phải là gì? Nếu bạn là một người có niềm đam mê mãnh liệt với sân cỏ. Bạn thích có thời gian hàng giờ được giao đấu và luyện với trái bóng. Thì chắc hẳn đã từng gặp phải những chấn thương về cổ chân. Có thể là bong gân, trật khớp, giãn dây chằng hay đứt dây chằng,…Tuy nhiên khi gặp những trường hợp như thế bạn đã sơ cứu và xử lý như thế nào? Bài vết sau đây sẽ hướng dẫn cho các bạn những cách sơ cứu hiệu quả nhất. ngoài ra còn có những mèo phòng tránh chấn thương.
Bạn là một cầu thủ chơi bóng chuyên nghiệp. Hay đơn giản là có niềm đam mê chơi đùa với trái bóng. Thì gặp phải những chấn thương là điều không thể tránh khỏi khi ra sân. Trong số các loại chấn thương thường gặp phải. Chấn thương tại vị trí cổ chân luôn chiếm phần trăm tỷ lệ cao nhất. Theo dói bài viết dưới đây để khái quát về chấn thương cổ chấn trong bóng đá cũng như cách phòng tránh chấn thương cơ bản nhất.
Chấn thương cổ chân và các dấu hiệu nhận biết cơ bản
Bong gân khớp cổ chân
Một trong những chấn thương phổ biến trong bóng đá phải kể đến bong gân khớp cổ chân. Khi xảy ra tranh chấp hoặc những tình huống tiếp đất sai sẽ dẫn đến trật chân. Kết quả là các cầu thủ gặp phải chấn thương này. Các dây chằng bị giãn quá mức thể hiện rõ rệt nhất tình trạng của chấn thương này. Mức độ tổn thương từ dây chằng quyết định mức độ nặng nhẹ khác nhau của bong gân.
Dấu hiệu của bong gân khớp cổ chân
Đau nhức, sau đó sẽ kèm theo bầm tím, sưng và nổi phù nề phần cổ chân. Đó là dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi gặp phải tình trạng bong gân. Phải giảm hoặc mất khả năng vận động là rắc rối tiếp theo mà người gặp phải chấn thương gặp phải. Do tổn thương dây thần kinh và các mạch máu nên khi di chuyển sẽ có cảm giác đau dữ dội, tê liệt phần bàn chân. Hầu hết bong gân khớp cổ chân xảy ra ở hệ thống dây chằng bên ngoài, nằm ngoài khớp.
Tác hại của bong gân khớp cổ chân
Tùy theo từng trường hợp và mức độ nặng nhẹ của chấn thương. Trong trường hợp người bệnh đến gặp các chấn thương nặng. Việc đến viện điều trị muộn hoặc tự điều trị không đúng cách. Ví dụ như thường là đắp lá, tự chữa theo dân gian. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn như bong gân mạn tính. Với biểu hiện của các triệu chứng như sưng đau dai dẳng khớp cổ chân, khớp lỏng, dễ chấn thương tái phát. Gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống mai này.
Đứt dây chằng cổ chân
Đứt dây chằng là biểu hiện của quá trình vận động quá sức gây ra sự tổn thương cho xương cổ chân. Khi thi đấu bóng đá, những tình huống tranh chấp quyết liệt; va chạm mạnh rất có thể ảnh hưởng đến xương gót chân gây ra đứt dây chằng cổ chân. Các cầu thủ gặp phải chấn thương này thường phải mất một khoảng thời gian khá dài để bình phục; sau đó quay trở lại tập luyện, thi đấu bình thường.
Biểu hiện của đứt dây chằng cổ chân
Dấu hiệu đầu tiên khi gặp phải chấn thương này là tình trạng đau nhức ở phần gót chân, cổ chân và cả mắt cá chân. Chấn thương này thường kèm theo những cơn đau âm ỉ kéo dài; làm giảm khả năng vận động của người chấn thương. Không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, đứt dây chằng cổ chân còn khiến cho vùng bị chấn thương sưng to, bầm tím, thậm chí là chảy máu bên trong.
Cách xử lý với những chấn thương đứt dây chằng cổ chân
Nếu gặp phải các chấn thương đứt dây chằng cổ chân. Các bạn nên xử lý nhanh chóng bằng những liệu pháp sau:
Chườm lạnh: Giúp làm tê nhanh chóng giảm cảm giác đau, ngăn ngừa phù nề hiệu quả. Sử dụng mảnh vải mỏng bọc 3 – 4 viên đá rồi chườm lên vị trí chấn thương bị đứt dây chằng. Đặc biệt tránh việc chườm nóng. Chườm nóng có thể gây ra việc giãn mạch, khiến cho khớp sưng to hơn
Ngoài ra còn có một số biện pháp khác như ngưng vận động và ép dây chằng tại vị trí chấn thương. Tuyệt đối nghỉ ngơi hợp lý và áp dụng chế độ dinh dường phù hợp để chấn thương mau hồi phục.
Chấn thương cổ chân và một số cách phòng tránh cơ bản
Thực hiện kỹ các bài khởi động trước khi tham gia tập luyện và thi đấu
Chọn đúng chủng loại và kích thước giày khi tham gia thi đấu
Nếu có cảm giác đau nhức hãy dừng ngay lập tức các hoạt động phải sử dụng chân
Khi đá bóng, cần tránh hoặc giảm các pha tranh chấp; vào bóng quyết liệt quá mức cần thiết
Tìm hiểu các mẹo đá bóng để né tránh tốt nhất trên sân cỏ.
Một số lưu ý khác về chấn thương cổ chân
Tất cả các chấn thương cổ chân ngay khi xảy ra cần phải băng bó kịp thời và cẩn thận. Phải ngừng ngay việc luyện tập thể thao. Thậm chí bạn nên hạn chế di chuyển và không tác động đến cùng bị chấn thương. Liệu pháp nhanh nhất là sử dụng túi đá chườm vết thương. Giúp giảm đau, chống sưng tấy, phù nề. Việc tích cực xoa bóp liên tục chấn thương cũng giúp làm dịu vết đau và hạn chế vấn đề sưng tấy.
Có thể thấy chấn thương cổ chân khi đá bóng luôn là nỗi ám ảnh khi tham gia chơi môn thể thao này. Nếu hiểu biết đầy đủ về các cách phòng tránh cơ bản của tình trạng này. Cũng như cách sơ cứu xử lý kịp thời sẽ góp phần nào mang lại sự an toàn cho sức khỏe người chơi.
Tin tức liên quan
Cách giảm chấn thương cổ tay khi chơi bóng chuyền
Những lưu ý trong thực đơn trước trận đấu của các cầu thủ
Những thực phẩm cầu thủ nên tránh bổ sung trước mỗi trận đấu để bảo vệ sức khỏe