24 Tháng Ba, 2025

Bóng Đá Hot

Tin tức bóng đá online, bóng đá 24h, được cập nhật 24/7

Các chấn thương gặp phải khi đá bóng và hướng dẫn cách sơ cứu nhanh

Bóng đá là một môn thể thao hấp dẫn nhất trong làng thể thao giải trí. Thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều khán giả hâm mộ. Nhưng bóng đá cũng là một môn thể thao rất nguy hiểm. Khi thi đấu trên sân cỏ, có rất nhiều những chấn thương xảy ra mà bạn không thể lường trước được. Đó là một điều tất yếu của những người chơi bóng đá, kể cả những cầu thủ chuyên nghiệp cũng không tránh được. Hôm nay, bài viết của chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những cách chăm sóc sức khỏe chơi bóng. Những chấn thương cơ bản trong đá bóng và cách xử lý chấn thương tại chỗ đơn giản nhất.

Chấn thương đá bóng đầu tiên phải kể đến là căng gân kheo

Giới thiệu về chấn thương căng gân kheo

Trong quá trình vận động với cường độ cao. Vùng gân kheo bắp đùi có thể bị căng vượt quá giới hạn và bị rách gân. Đây được gọi là chấn thương căng gân kheo. Tùy vào mức độ nghiêm trọng có thể chia thành 3 cấp độ chấn thương căng gân kheo.

Cách phòng tránh chấn thương này trong đá bóng

chấn thương đá bóng

Cách hiệu quả nhất là trước khi vào trận đấu cầu thủ nên khởi động kỹ càng. Việc khởi động sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương. Bởi vì cơ đùi sẽ được mở rộng khi các sợi cơ tăng nhiệt độ (lên 1 hoặc 2 độ). Tốt nhất là nên khởi động làm nóng người trước khi trận đấu diễn ra trong vòng 20 phút. Và thả lỏng người khi trận đấu kết thúc.

Cách xử lý chấn thương căn gân kheo

Biện pháp tức thời khi bị bất kỳ chấn thương cơ đùi nào là thả lỏng, chườm đá, băng bó và nâng chân (không bao giờ được chườm đá trực tiếp lên da). Tất cả mọi chấn thương phải được bác sỹ chẩn đoán và chăm sóc. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương gân kheo. Mà cầu thủ có thể phải nghỉ ngơi từ một hai tuần cho đến 3 tháng. Nếu phải chườm đá ở nhà thì bạn nên sử dụng túi chườm đá. Không dùng trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh.

Trật mắt cá chân cũng là một chấn thương hay gặp phải

Trật mắt cá chân là gì?

Trật mắt cá là chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá. Đây là tổn thương phần mềm (chủ yếu là dây chằng) xung quanh mắt cá khi mắt cá bị xoắn vào trong. Cũng như chấn thương dây chằng, phần bao bọc xung quanh khớp mắt cá chân cũng có thể bị tổn thương, gây chảy máu, đau và sưng.

Cách phòng tránh chấn thương này

Quấn băng bảo vệ xung quanh mắt cá chân.

Dùng dụng cụ chuyên dụng bảo vệ mắt cá chân.

Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tai nạn chấn thương của người quấn băng bảo vệ là 4,9 ca chấn thương/1000 trận đấu, trong khi mang dụng cụ bảo vệ mắt cá là 2,6 ca chấn thương/1000 trận đấu. Trường hợp không bảo hộ mắt cá thì tỉ lệ dính chấn thương là 32,8/1000 trận.

Cách xử lý chấn thương trật mắt cá

Cách đơn giản nhất bạn có thể làm là nghỉ ngơi, xoa bóp ở vùng bị đau và chườm nước đá (nhớ là không bao giờ chườm đá trực tiếp lên bề mặt da). Bạn nên xoa bóp và chườm đá trong khoảng 6 giờ đồng hồ, điều này sẽ làm giảm đau và giảm sưng ở vết thương.

Tìm hiểu về chấn thương rách đĩa đệm đầu gối

Rách đĩa đệm đầu gối là gì?

Đây cũng là một chấn thương xảy ra khá thường xuyên trong bóng đá. Có 2 đĩa đệm bên trong mỗi khớp gối được tạo nên từ các sợi sụng liên kết. Chấn thương xảy ra khi bị tổn thương 2 vùng đệm này.

Khi chúng ta co đầu gối, phần xương đùi cuộn lại, xoay  và lướt nhẹ trên bề mặt trên của xương ống chân. Tuy nhiên, nếu quá trình xoay này bị tác động bởi sức nặng thì sẽ làm cho đĩa đệm bị ép chặt và bị kẹt giữa 2 xương. Điều này có thể dẫn đến phần đệm bị rách.

Chấn thương này gây ra cảm giác đau và sưng tấy ở đầu gối. Với một vết rách nhỏ thì có thể dễ dàng hồi phục. Nhưng với những vết rách lớn sẽ gây cản trở trong việc di chuyển thậm chí nặng hơn cầu thủ phải giã từ sự nghiệp thi đấu

Cách phòng tránh rách đĩa đệm đầu gối

Hiện tại không có một giải pháp nào thực sự hữu hiệu để ngăn chặn chấn thương này. Cách tốt nhất là tập luyện để phần cơ và gân kheo khỏe hơn  để có thể chịu được sức căng của khớp gối.

Cách xử lý nếu bị rách đĩa đệm đầu gối

chấn thương rách đĩa đệm

Trường hợp cảm thấy bị đau, sưng đầu gối đi kèm với khó co duỗi khớp gối thì phải được theo dõi bởi bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu. Một vết rách nhỏ có thể điều trị chữa lành. Nhưng với vết rách nghiêm trọng hơn thì bắt buộc phải phẩu thuật.

Tuy nhiên về lâu dài nếu tiếp tục hoạt động thể thao với cường độ mạnh thì vẫn có thể tái phát chấn thương. Sau ca mổ, cầu thủ hay vận động viên cần phải tiếp tục được điều trị vật lý trị liệu từ 4 cho đến 6 tuần.

Tìm hiểu về chấn thương thoát vị khi đá bóng

Chấn thương thoát vị là gì?

Chứng thoát vị và chấn thương háng là một trong những chấn thương phổ biến trong thể thao, đặc biệt trong bóng đá khi cầu thủ phải sút, di chuyển nhanh và xoay người. Người bị thoát vị sẽ sẽ gặp khó khăn khi ngồi hay di chuyển và bị đau ở vùng háng.

Ở giai đoạn này, cầu thủ hay vận động viên vẫn có thể tiếp tục chơi thể thao nhưng chấn thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách phòng tránh chấn thương thoát vị khi đá bóng

Cách tốt nhất là tập luyện các vùng cơ ngang thân người và xương chậu. Điều này sẽ làm tăng sực chịu đựng từ phần từ bụng đến xương chậu.

Cách xử lý khi gặp trường hợp này

Thoát vị đòi hỏi phải có bác sỹ chẩn đoán trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng để có kết luận chính xác nhất. Bác sỹ sẽ yêu cầu bệnh nhân siêu âm và kiểm tra để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Trong đa số trường hợp cầu thủ có thể tiếp tục chơi bóng khi mang quần lót giữ ấm cho đến khi sắp xếp được thời gian thực hiện phẫu thuật.

Tìm hiểu về chấn thương ACL

Chấn thương đá bóng ACL là gì?

Dây chằng chữ thập chéo trước(ACL) nằm sâu trong khoảng đầu nối đầu gối giữa xương đùi và xương ống chân. Chức năng của nó là ngăn việc di chuyển lên phía trước quá mức của cẳng chân trong mối liên hệ với đùi và bảo vệ sự xoay chuyển ở khớp đầu gối.

ACL có thể bị chấn thương vì một số lý do khác nhau, phổ biến nhất là khi chân cầu thủ bị xoắn lại khi tiếp đất sau một cú nhảy hay đầu gối mở quá rộng. Chấn thương ACL còn do sự va chạm trực tiếp ở trên sân.

Cách phòng tránh

Tập luyện với một dụng cụ thăng bằng gọi là wobble board sẽ giúp hạn chế hiệu quả chấn thương ACL. Wobble board được thiết kế để cho vận động viên hay cầu thủ tập luyện nhằm tăng cường chức năng cảm nhận ở khu vực xung quanh đầu gối.

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng wobble board sẽ làm tăng khả năng trụ 1 chân và thăng bằng rất tốt. Tập luyện wobble board thường xuyên sẽ hạn chế những chấn thương dây chằng đầu gối.

Cách xử lý chấn thương đá bóng này

Tất cả những người bị chấn thương ACL cần phải được tư vấn bởi các chuyên gia về chỉnh hình. Ngay sau khi bị chấn thương thì phải thực hiện ngay phương pháp sơ cứu sau:

Băng bó vết thương

Nghỉ ngơi, thả lỏng, hạn chế di chuyển.

Sử dụng túi đá chườm vết thương trong khoảng 6 tiếng để giảm đau và chống sưng.

Xoa bóp liên tục cũng sẽ giúp làm dịu vết đau và hạn chế sưng tấy.

Chấn thương đá bóng do giãn cơ

chấn thương khi đá bóng

Tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những chơi bóng đá với cường độ cao. Hoặc những người bước sang tuổi trung niên. Là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. .

Dấu hiệu: Khi bị chấn thương cơ, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ.Sau ít phút, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ.

Xử lí ban đầu:

  • Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tồn thương thêm
  • Chườm đá 10 – 15 phút/ lần, mỗi lẫn cách nhau khoảng 1 giờ .
  • Xoa thuốc thích hợp ( cần có chỉ định của bác sĩ)
  • Tránh hoạt động mạnh trong thời gian điều trị

Chấn thương nhẹ do căng cơ

Là hiện tượng các cơ bắp trên cơ thể bị kéo căng, có thể dẫn đến rách cơ. Căng cơ có thể gây chảy máu vào tế bào dẫn đến bầm tím (WIKIMED). Với cường độ tập quá nhiều hay tập khởi động không đúng, các anh em cũng rất dễ bị dẫn đến tình trạng này.

Dấu hiệu: Đau, sưng, chuột rút, co thắt cơ và khó cử động cơ

Dấu hiệu ban đầu:

  • Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tồn thương thêm
  • Chườm đá 10 – 15 phút/lẫn, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ.
  • Không cần xoa thuốc

Bạn có thể đến phòng khám chụp nếu sau 2, 3 ngày dừng các hoạt động mạnh mà vẫn bị căng.